Hiểu đúng về tay chân miệng và cách phòng chống hiệu quả
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, phân của của người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh đã cầm vào.
Thời gian ủ bệnh (bắt đầu có dấu hiệu) thường là 3-6 ngày với các triệu chứng như: sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn… Sau đó, trẻ sẻ bắt đầu xuất hiện đốm đau trong miệng, phát ban trên da với những đốm màu đỏ trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc ở cơ quan sinh dục.
Bệnh hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng như viêm màng não, viêm não, đe dọa đến tính mạng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến nay, số lượng ca mắc tay chân miệng của cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9% so với năm ngoái. Trong đó, nhóm dưới 5 tuổi chiếm 80%.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh này cho trẻ, nhà trường cùng các bậc phụ huynh cần phải:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ: khi ra vào lớp, đi vệ sinh, chơi đồ chơi, ăn uống, sau khi dùng tay che miệng ho… Người lớn cũng phải thường xuyên rửa tay khi thay tả, vệ sinh cho trẻ.
- Kỹ lưỡng trong ăn uống và sinh hoạt: ăn chín, uống sôi; muỗng, nĩa, tô, chén, đĩa,.. phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc thức ăn, mút tay, ngậm đồ chơi, sử dụng khăn tay, quần áo chung…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghe ngờ mắc bệnh. Trường hợp trẻ mắc bệnh, hãy cho trẻ ở nhà cho đến khi khỏi hẳn.
- Thường xuyên lau chùi cả bề mặt và vật dụng trẻ hay tiếp xúc như: sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất.
Bệnh sởi – chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine đúng lịch
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Hoặc khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại… Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 10 – 12 ngày với các như biểu hiện sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng; dần dần sẽ xuất hiện những nốt nhỏ màu xanh trắng bên trong miệng, nơi gò má. Cuối cùng, biểu hiện rõ nhất là nổi đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.
Sau khi mắc sởi, miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Đây là dịch bệnh nằm trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” của nước ta bởi tình trạng diễn biến phức tạp nếu như bùng nổ thành dịch bệnh. Để phòng ngừa sởi, chúng ta cần phải:
- Chủ động tiêm vacxin đúng thời gian quy định: mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
- Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
- Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi
- Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi.
- Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
- Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Để phòng chống dịch bệnh một cách chủ động, Quý phụ huynh hãy cùng nhà trường lưu ý kỹ lưỡng những biểu hiện sức khỏe của bé. Trường hợp trẻ mắc bệnh hoặc có biểu hiện mắc bệnh, nhà trường khuyến khích phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà hoặc các cơ quan y tế để theo dõi một cách thường xuyên, hạn chế lây lan & bùng nổ dịch tại trường.
Hiểu đúng về tay chân miệng và cách phòng chống hiệu quả
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, phân của của người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh đã cầm vào.
Thời gian ủ bệnh (bắt đầu có dấu hiệu) thường là 3-6 ngày với các triệu chứng như: sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn… Sau đó, trẻ sẻ bắt đầu xuất hiện đốm đau trong miệng, phát ban trên da với những đốm màu đỏ trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc ở cơ quan sinh dục.
Bệnh hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng như viêm màng não, viêm não, đe dọa đến tính mạng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến nay, số lượng ca mắc tay chân miệng của cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9% so với năm ngoái. Trong đó, nhóm dưới 5 tuổi chiếm 80%.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh này cho trẻ, nhà trường cùng các bậc phụ huynh cần phải:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ: khi ra vào lớp, đi vệ sinh, chơi đồ chơi, ăn uống, sau khi dùng tay che miệng ho… Người lớn cũng phải thường xuyên rửa tay khi thay tả, vệ sinh cho trẻ.
- Kỹ lưỡng trong ăn uống và sinh hoạt: ăn chín, uống sôi; muỗng, nĩa, tô, chén, đĩa,.. phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc thức ăn, mút tay, ngậm đồ chơi, sử dụng khăn tay, quần áo chung…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghe ngờ mắc bệnh. Trường hợp trẻ mắc bệnh, hãy cho trẻ ở nhà cho đến khi khỏi hẳn.
- Thường xuyên lau chùi cả bề mặt và vật dụng trẻ hay tiếp xúc như: sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất.
Bệnh sởi – chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine đúng lịch
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Hoặc khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại… Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 10 – 12 ngày với các như biểu hiện sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng; dần dần sẽ xuất hiện những nốt nhỏ màu xanh trắng bên trong miệng, nơi gò má. Cuối cùng, biểu hiện rõ nhất là nổi đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.
Sau khi mắc sởi, miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Đây là dịch bệnh nằm trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” của nước ta bởi tình trạng diễn biến phức tạp nếu như bùng nổ thành dịch bệnh. Để phòng ngừa sởi, chúng ta cần phải:
- Chủ động tiêm vacxin đúng thời gian quy định: mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
- Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
- Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi
- Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi.
- Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
- Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Để phòng chống dịch bệnh một cách chủ động, Quý phụ huynh hãy cùng nhà trường lưu ý kỹ lưỡng những biểu hiện sức khỏe của bé. Trường hợp trẻ mắc bệnh hoặc có biểu hiện mắc bệnh, nhà trường khuyến khích phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà hoặc các cơ quan y tế để theo dõi một cách thường xuyên, hạn chế lây lan & bùng nổ dịch tại trường.