Ít hay nhiều bạn cũng đã từng bị vết thương chảy máu, có thể là do đứt tay, do bị chấn thương ..v.v. Bạn sẽ làm gì cho mình hay cho nạn nhân trước khi quyết định đi vào bệnh viện? Dưới đây là Cách sơ cứu vết thương bị chảy máu
Một vài hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn xử lý vết thương trước khi quyết định gọi cấp cứu.
– Cầm máu bằng cách đè nhẹ lên vết thương bằng gạc sạch hoặc quần áo sạch. Đè liên tục trong 20-30 phút. Đừng hé vết thương xem cầm máu hay chưa vì sẽ làm chảy máu trở lại do cục máu đông chưa kịp hình thành.
– Làm sạch vết thương: rửa vết thương bằng nước sạch. Xà phòng làm kích thích vết thương do đó nên tránh. Nếu dị vật còn sót trong vết thương thì dùng nhíp rửa bằng alcohol lấy ra. Rửa nhiều nước sẽ tránh được nguy cơ uốn ván. Xung quanh vết thương có thể rửa bằng xà phòng.
Rửa sạch vết thương
Bôi kem có kháng sinh
– Bôi kem có chứa kháng sinh hay dầu mù u sau khi đã rửa sạch vết thương. Kem hay dầu không làm cho vết thương lành mau hơn nhưng sẽ giữ ẩm cho vết thương giúp quá trình lành vết thương dễ dàng hơn.
– Băng vết thương bằng băng đã tiệt trùng (có bán ở các hiệu thuốc). Bạn nên thay băng khi băng ướt hay bị dơ
– Bạn nên đi chích ngừa uốn ván nếu vết thương sâu, dơ, và lần chích ngừa uốn ván cuối cùng cách 5 năm. Đừng coi thường những vết thương do đạp gai hay những vật tương tự vì chúng có thể chứa những vi trùng uốn ván.
Băng vết thương
– Một số vết thương tưởng chừng vô hại nhưng có một số cấu trúc quan trọng như gan, thần kinh nằm sát da nên đôi khi có thể những cấu trúc này bị tổn thương ví dụ vết thương vùng bàn ngón tay có thể làm đứt gân gập hay duỗi ngón tay. Bạn nên đi đến bệnh viện để được khám và được xử trí đúng đắn.
Nếu bạn thấy vết thương mình bị đau ngày càng nhiều, tấy đỏ, sưng nề, chảy dịch hay không lành sau một thời gian đó là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Đừng chần chừ mà nên đến bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn.