Cúm B là gì?
Cúm B là bệnh phổ biến tại Việt Nam, chiếm khoảng 25% các trường hợp nhiễm cúm mùa , gây ra do virus Influenza, bệnh cúm lây từ người bệnh sang người lành và tấn công hệ hô hấp thông qua dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh. Virus cúm B cũng có thể lây nhiễm gián tiếp nếu dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc có tiếp xúc với bề mặt có dính dịch tiết và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Bệnh lây lan nhanh và mạnh trong môi trường tiếp xúc đông người và trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm thấp.
So với cúm A thì các triệu chứng của cúm B nhẹ hơn nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ có thai…
Theo các chuyên gia, khác với cúm A, cúm B chỉ có một chủng virus gây bệnh duy nhất và được phân loại thành hai dòng phổ biến là B/Victoria và B/Yamagata. Cúm B có đặc tính ít thay đổi cấu trúc kháng nguyên, do đó chúng biến đổi chậm hơn khoảng hai đến ba lần so với cúm A. Đồng thời, vì con người là vật chủ tự nhiên của cúm B nên đại dịch thường không xảy ra với cúm B.
Cúm B là một trong số chủng cúm phổ biến tại Việt Nam, chiếm khoảng 25% các trường hợp nhiễm cúm mùa.Cúm B ủ bệnh mấy ngày?
Nghiên cứu cho thấy, người nhiễm virus cúm B có thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, chỉ khoảng 1 đến 3 ngày và triệu chứng bệnh giai đoạn này khá mơ hồ. Trong khoảng 3 đến 5 ngày tiếp theo, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 41 độ C, tùy từng đối tượng sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện kèm triệu chứng ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, rét run, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Theo các chuyên gia, cúm B lây nhiễm thông qua dịch tiết mũi, họng nên ngay cả khi đang trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khỏe mạnh.
Sau giai đoạn ủ bệnh và khởi phát các triệu chứng, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Đối với người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tăng cường dinh dưỡng và bổ sung đủ nước trong vài ngày sẽ khỏi bệnh, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ hô hấp. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, các triệu chứng mệt mỏi và ho có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn khiến người bệnh trải qua cảm giác khó chịu trong thời gian này.
Cúm B sốt bao lâu?
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh cúm B sẽ gặp triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 41 độ C trong giai đoạn khởi phát bệnh và có thể kéo dài đến 5 ngày. Các triệu chứng còn lại như ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần, tùy vào từng đối tượng người bệnh cụ thể.
Tuy nhiên, trong nếu người bệnh gặp phải một trong số trường hợp sau thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
- Người lớn nếu xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp, đau tức ngực, sốt cao và kéo dài trên 39 độ C, chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy dài ngày,..
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp, toàn thân xanh tái, mê man, bỏ bú, biếng ăn, nôn ói thường xuyên, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5 độ C không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Những đối tượng nhạy cảm như người già, người có bệnh nền mạn tính, người có hệ miễn dịch suy giảm nếu mắc cúm B cũng có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Sốt là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh cúm B.Bị cúm B bao lâu thì khỏi bệnh?
Bị cúm B bao lâu thì khỏi bệnh là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, sau giai đoạn ủ bệnh và khởi phát các triệu chứng, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thực tế khoảng thời gian khỏi bệnh ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, phác đồ điều trị và quá trình chăm sóc. Chính vì vậy, đối với những người mắc cúm B phải nhập viện điều trị, điều cần thiết nhất là tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và các quy định nghiêm ngặt từ bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, đẩy nhanh thời gian phục hồi sức khỏe, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. (1)
Cúm B bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều người khi nhiễm phải loại virus này.Biến chứng bệnh cúm B
So với cúm A thì các triệu chứng của cúm B thường nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ và không được điều trị đúng phương pháp, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ có thai. Các biến chứng bệnh cúm B thường gặp nhất như: (2)
- Viêm phổi tiên phát: người bệnh có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C liên tục trong 3 đến 5 ngày không thuyên giảm, thở nhanh, thở gấp, thở khó khăn, đau tức ngực khi ho hoặc thở, ho khạc đờm đặc vàng hoặc xanh lá cây, nghiêm trọng hơn có thể khiến người bệnh suy hô hấp, suy tuần hoàn (phải dùng nhờ đến máy hỗ trợ thở), tay chân run, da toàn thân xanh tái.
- Viêm phổi thứ phát: phổ biến ở trẻ em, người có bệnh lý mạn tính, người có hệ miễn dịch suy yếu có triệu chứng sốt và ho dai dẳng hoặc tái phát sau khi đã khỏi bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó thở, đau tức ngực mỗi khi thở hoặc ho, ho khạc đờm đặc, da toàn thân xanh tái, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi…
Ngoài ra, cúm B cũng khiến người có bệnh nền mạn tính diễn biến nặng hơn và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng phương pháp:
- Đối với hệ tim mạch, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh: cúm B có thể gây các biến chứng viêm cơ tim, màng ngoài tim, viêm não, viêm màng não, suy tuần hoàn;
- Đối với trẻ sơ sinh: cúm B có thể khiến trẻ sơ sinh đối mặt với các biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xương tai chũm, nhiễm độc thần kinh;
- Đối với phụ nữ mang thai: cúm B có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả hai mẹ con, nguy hiểm hơn là sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Cúm B có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?
Biện pháp giúp người bệnh cúm B nhanh khỏi ngăn ngừa biến chứng
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm B cũng như các bệnh do chủng cúm khác gây ra. Hầu hết các loại thuốc điều trị cúm B đều có mục đích điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng sốt, ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu,… Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng, những triệu chứng của bệnh của từng người để kê toa thuốc với liều lượng thích hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen), thuốc kháng virus hoặc có bội nhiễm thì cần sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời, người bệnh cũng cần tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc điều trị bệnh của bác sĩ thì việc chăm sóc tốt người mắc cúm B cũng góp phần giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng. Do đó, người mắc bệnh cúm B cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần thực hiện cách ly với những người xung quanh để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.
- Đeo khẩu trang thường xuyên, kể cả khi đang ở nhà, khạc nhổ đúng nơi quy định, che miệng khi hắt hơi và rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.
- Tắm gội, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
- Người bệnh cần theo dõi nhiệt độ cơ thể liên tục để phát hiện sớm khi có triệu chứng sốt cao kéo dài.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn cho đến khi hạ sốt. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, canh, súp và uống nhiều nước.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Sau khi, điều trị khỏi bệnh, người bệnh và cả những trong gia đình cần tiêm vắc xin phòng ngừa cúm mùa hàng năm. Việc tiêm phòng vắc xin phòng ngừa cúm được chứng minh giúp GIẢM: 70 – 90% nguy cơ mắc cúm, 60% bệnh tật liên quan đến cúm, 70 – 80% nguy cơ tử vong do cúm, 74% nguy cơ nhập viện ở trẻ, 61% nguy cơ tử vong ở người cao tuổi, 55% nguy cơ tử vong ở người bệnh mắc mạch vành, 50% nguy cơ phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính, 41% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COPD. Đồng thời, người đã tiêm vắc xin phòng cúm nếu có nhiễm virus cúm cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh nhẹ hơn, thời gian phục hồi nhanh hơn và giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng so với người không tiêm vắc xin cúm.
Cúm B lây lan nhanh chóng ở nơi tập trung đông người. Tiêm vắc xin cúm giúp phòng bệnh chủ động hiệu quả và an toàn.Việt Nam hiện đang lưu hành và sử dụng rộng rãi 4 loại vắc xin cúm, bao gồm: vắc xin cúm Vaxigrip Tetra (Pháp), vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan), GC FLU Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam).
Tiêu chí | Vắc xin cúm tứ giá | Vắc xin cúm tam giá |
Vaxigrip Tetra | Influvac Tetra | GCFlu Quadrivalent | Ivacflu-S |
Nguồn gốc | Tập đoàn dược phẩm đa quốc gia (Pháp) | Tập đoàn dược phẩm Abbott (Hà Lan) | Tập đoàn dược phẩm Green Cross (Hàn Quốc) | Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế IVAC (Việt Nam) |
Công nghệ sản xuất | Vắc xin bất hoạt tái tổ hợp thế hệ mới, là vắc xin bất hoạt, dạng mảnh (split). | Vắc xin bất hoạt tiểu đơn vị (subunit) chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus, không chứa tất cả các phân tử khác tạo nên virus. | Vắc xin cúm bất hoạt dạng mảnh | Vắc xin cúm mùa bất hoạt dạng mảnh |
Giá* | 350.000 – 360.000 đồng/liều | 149.000 – 200.000 đồng/liều |
Đối tượng tiêm | Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên | Người từ 18 tuổi đến tròn 60 tuổi |
Lịch tiêm khuyến cáo | – Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi và chưa từng tiêm ngừa vắc xin cúm: Tiêm 02 mũi cơ bản cách nhau 1 tháng và tiêm nhắc 01 mũi hàng năm. – Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm 01 mũi cơ bản và tiêm 01 mũi hàng năm. | – Tiêm 01 mũi. – Tiêm nhắc 01 mũi hàng năm. |
Phụ nữ mang thai | Có thể tiêm vào 3 tháng giữa và cuối thai kỳ | Không tiêm |
Phụ nữ cho con bú | Có thể tiêm cho phụ nữ đang cho con bú |
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin cúm mùa thế hệ mới chất lượng cao, số lượng lớn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới với chi phí bình ổn, kể cả thời điểm thường xuyên khan hiếm nhiều loại vắc xin quan trọng, VNVC cam kết không tăng giá mà còn mang đến nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn.
100% các loại vắc xin tại VNVC được lưu trữ và bảo quản trong hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) và hệ thống kho lạnh quy mô lớn đạt chuẩn GSP có khả năng chứa 400 triệu liều vắc xin trong cùng một thời điểm, cùng với đó là quy trình tiêm chủng vắc xin 8 bước an toàn được vận hành và kiểm soát nghiêm ngặt và khép kín.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo 100% Khách hàng được tiêm vắc xin cúm mùa đủ liều, đúng lịch, VNVC còn triển khai hình thức nhắc lịch tiêm tự động và hoàn toàn miễn phí qua điện thoại, tin nhắn, trợ lý tiêm chủng toàn năng VNVC Mobile App mỗi năm.