Những thói quen ngày hè khiến trẻ dễ mắc viêm họng
Uống nước đá, nước lạnh thường xuyên
Trong những ngày thời tiết nóng bức, nhiệt độ lên đến 38-39 độ C, nhu cầu cần nước mát, nước lạnh rất cao để giải toả cơn khát là rất cao. Trẻ với tính hiếu động chạy nhảy mồ hôi ra nhiều mất nước nên được uống cốc nước mát lạnh là điều trẻ thích thú. Do đó, trong dịp hè trẻ sử dụng nước đá, kem, nước lạnh thường xuyên. Tuy nhiên, việc uống nước lạnh rất dễ gây viêm đường hô hấp bởi nó làm nhiệt độ ở vùng họng giảm đột ngột, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi. Uống nước đá lạnh nhiều sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng. Nó gây nên hiện tượng bỏng lạnh, từ đó khiến cổ họng của bạn bị rát và tổn thương. Vì thế các vi sinh vật (trong đó có đến 80% nguyên nhân do virus) dễ xâm nhập dẫn đến viêm họng cấp nguy hiểm.
Hơn nữa, một số bậc phụ huynh khi con có dấu hiệu viêm họng đau họng lại “lấy độc trị độc” bằng cách tích cực cho con uống nhiều nước lạnh hơn vì quan niệm uống nước lạnh vào sẽ làm cơ thể thích nghi với lạnh và họng sẽ khỏi. Theo các bác sĩ điều ấy là không đúng và sẽ càng làm tình trạng họng nặng hơn.
Uống nước đá lạnh nhiều sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng rất dễ gây viêm họng
Việc dùng điều hoà nhiệt độ trong những ngày hè nóng bức là cần thiết. Nhưng nếu dùng điều hoà không hợp lý cũng là nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp. Nhiều gia đình có thói quen để nhiệt độ phòng điều hoà chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời quá lớn, chênh đến 10 độ C. Trong khi trẻ hiếu động lúc chạy ra lúc chạy vào, nhiệt độ giữa hai phòng thay đổi đột ngột cơ thể trẻ cũng không thích nghi ngay nên rất dễ mắc bệnh về hô hấp. Thậm chí, nhiều trẻ mồ hôi đầm đìa đi từ ngoài về là lao ngày vào phòng điều hoà để “trốn” nóng khiến cơ thể phải thay đổi đột ngột không kịp thích nghi, rất dễ đến tình trạng sốc nhiệt. Ngoài ra, việc sử dụng quạt điện không hợp lý cũng là một trong những tác nhân gây ra viêm họng ở trẻ.
Nếu dùng điều hoà không hợp lý cũng là nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.
Người ta đã chỉ ra rằng, với bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi thì 80% là do vi rút và chỉ 20% là do vi khuẩn. Nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là ưu tiên hàng đầu.
Phòng bệnh viêm họng ngày hè cho trẻ thế nào?
Nếu trẻ nằm ngủ phòng điều hoà nên đắp một chiếc chăn mỏng. Nên để nhiệt độ trong phòng điều hoà chênh lệch với ngoài trời không quá cao để đảm bảo sức khoẻ. Bên cạnh đó, do nằm điều hoà quá lâu dẫn đến thiếu độ ẩm. Vì thế nên thường xuyên bổ sung nước để cổ họng và da không khô. Có thể sử dụng mày phun sương trong phòng điều hoà để tạo độ ẩm.
Hạn chế cho trẻ uống các loại thức uống ướp lạnh hay nước đá để tránh làm tổn thương cổ họng. Nên uống nước mát vừa, nếu trẻ quá thích nước lạnh thì chỉ nên cho uống ít uống và hướng dẫn trẻ uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Khi ra ngoài hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang để ngăn ngừa các loại vi khuẩn hay virus xâm nhập vào đường hô hấp trên.
Vệ sinh vùng họng giúp phòng bệnh viêm họng hiệu quả
Và một biện pháp đơn giản nhất giúp bạn phòng bệnh hiệu quả đó là vệ sinh vùng răng miệng sạch sẽ, súc họng...
Có thể súc họng hoặc xịt họng với dung dịch sát khuẩn có chứa povidone-iodine (PVP-I). Đây là một phức hợp của povidone và iodine, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng miệng, bao gồm cả virus, vi khuẩn và vi nấm,… Trong dung dịch này, Iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Hơn nữa, povidone-iodine không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót và có mùi dễ chịu. Do đó, khi dùng dung dịch này, sẽ có cảm giác cổ họng được làm sạch, thấy mát và dịu. Dung dịch chứa povidone-iodine được đánh giá là vũ khí lợi hại giúp tránh được những phiền phức do bệnh viêm họng gây nên.
Bên cạnh đó, việc cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ đa dạng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh là rất cần thiết. Bởi, theo các bác sĩ , nguyên nhân gây nên hiện tượng trên bao gồm cả sức đề kháng giảm do thời tiết nóng nên. Từ đó, dễ gây viêm đường hô hấp cho trẻ, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amiđan mủ.